Inbound marketing và cách ứng dụng hiệu quả | MyAd

Inbound marketing ngày càng phổ biến khi chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngõ ngách kinh doanh. Bằng cách tạo ra những trải nghiệm có giá trị, hiệu quả từ inbound marketing giúp thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp.

Trong cuốn sách Inbound Marketing của mình, Brian Halligan viết: “Không ai muốn bị làm phiền bởi các nhà tiếp thị hay nhận các cuộc gọi quảng cáo sản phẩm từ các nhân viên bán hàng, họ chỉ muốn nhận sự giúp đỡ khi họ cần mà thôi”. Vậy inbound marketing là gì? Nó có thể hiểu là chiến lược tiếp thị bằng cách tạo ra những nội dung mà khách hàng muốn hay không? Hãy cùng MyAd tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về inbound marketing

Có thể nói, chẳng ai thích quảng cáo đột nhiên xuất hiện ở giữa chương trình yêu thích mà bạn đang xem. Hoặc thức dậy với một hộp thư chứa đầy email quảng cáo mà bạn chưa từng quan tâm. Những phương pháp tiếp thị này đã “hết thời”. Khách hàng hiện tại có thể tự quyết định họ mua cái gì và họ muốn được tiếp thị điều gì. Chính vì vậy, inbound marketing là chiến lược kinh doanh hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Inbound marketing là phương pháp kinh doanh tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng truy cập. Thay vì quảng cáo sản phẩm liên tục thì các nhà tiếp thị đã và đang tạo ra những nội dung có giá trị để trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề của họ. Vì vậy, khi cần mua, khách hàng sẽ tự tìm đến doanh nghiệp của bạn.

Thuật ngữ inbound marketing xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2004 bởi Công ty phát triển và kinh doanh phần mềm Sales-Marketing – HubSpot tạo ra. Với mong muốn mang đến phương pháp tiếp thị dựa trên tính nhân văn, thu hút khách hàng đến với thương hiệu thông qua các nguồn thông tin có giá trị.

Khi khách hàng thành công tìm thấy thương hiệu của bạn và chia sẻ cho người khác, điều đó sẽ giúp thu hút một lượng khách hàng tiềm năng mới đến với doanh nghiệp và tạo ra một vòng lặp duy trì.

Một chiến lược inbound marketing có thể liên quan đến một số kênh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị nội dung (content marketing) và truyền thông xã hội (social media). Duy trì một trang web với lượng truy cập cao cũng là một yếu tố quan trọng vì nhiều inbound marketing được thiết kế để mang khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu của bạn.

Inbound marketing là phương pháp kinh doanh tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng truy cập
Inbound marketing là phương pháp kinh doanh tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng truy cập

2. Phân biệt outbound và inbound marketing

Outbound marketing là phương pháp tiếp thị truyền thống với việc đưa thông điệp của bạn đến với khách hàng qua các kênh như: tivi, bảng quảng cáo, áp phích, … với hy vọng thương hiệu/sản phẩm sẽ nhận được sự chú ý của người tiêu dùng. Những cách tiếp thị này vừa tốn chi phí, hiệu quả lại không cao. Việc spam sản phẩm, dịch vụ đang bị người tiêu dùng tìm cách loại bỏ hay chặn quảng cáo.

Ngược lại, Inbound marketing sẽ tập trung tìm hiểu hành vi mua hàng của người tiêu dùng và tạo ra những nội dung cho từng giai đoạn, giải quyết vấn đề của khách hàng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà về lâu dài có thể xây dựng uy tín, niềm tin với khách hàng và duy trì sự trung thành với thương hiệu. Bằng cách lắng nghe nhu cầu và đưa ra câu trả lời phù hợp để mang lại trải nghiệm ý nghĩa, bạn đang cho khách hàng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ.

Ví dụ như trước đây người ta yêu thích việc dành thời gian để đọc một cuốn sách thì nhiều người bận rộn hiện nay không có thời gian để làm điều đó. Hiểu được điều này, các cuốn sách điện tử ra đời, cho phép bạn có thể nghe ở bất cứ đâu: trong khi tập thể dục, làm việc nhà, nấu ăn, đi dạo, … Hay Spotify với email được cá nhân hoá, bằng cách tận dụng sở thích nghe nhạc của người dùng để gửi những nội dung hữu ích. Email Spotify giúp cho khách hàng cảm thấy được trân trọng vì những gì họ yêu thích.

Hiểu đơn giản, outbound marketing mang sản phẩm của bạn đến với khách hàng tiềm năng trong khi inbound marketing là mang khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu của bạn.

So sánh inbound marketing với marketing truyền thống
So sánh inbound marketing với marketing truyền thống

Nhìn ở góc độ khác, nếu so sánh inbound marketing với Above the line ( ATL) và Below the line (BTL) thì theo một cách tương đối, inbound marketing gần tương đương với hoạt động ATL.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng điểm lại ATL là BTL là gì:

ATL là các hoạt động nhằm xây dựng, phát triển và duy trì sự ảnh hưởng của thương hiệu đối với công chúng và khách hàng thông qua các phương tiện như báo chí, quảng cáo, PR. Nếu đặt Above the line vào trong chiến lược kéo (Pull) và đẩy (Push) của marketing truyền thống (outbound marketing) thì ATL có vị trí thuộc Pull. Cụ thể hơn, ATL có nhiệm vụ gây chú ý, tạo sự quan tâm, thu hút khách hàng tới sản phẩm/nhãn hiệu/thương hiệu. Ngược lại, Below the line tập trung vào các hoạt động thúc đẩy bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, chiết khấu, các sự kiện flash sales, … nhằm trực tiếp tăng doanh số.

Nhìn rộng hơn có thể ví von, với marketing truyền thống, inbound marketing tương ứng các hoạt động thuộc chiến lược Pull, outbound marketing tương ứng chiến lược Push.

Bảng so sánh inbound marketing và outbound marketing:

Nội dung

Inbound marketing Outbound marketing
Khái niệm Thu hút khách hàng đến với thương hiệu thông qua nội dung được tạo ra nhắm đến đúng mục tiêu. Marketer tiếp cận khách hàng và xem họ có quan tâm đến sản phẩm hay không
Thông điệp Giáo dục, hướng dẫn, cụ thể và có giá trị Tổng quát, phức tạp và gượng ép
Phân bổ Liên tục và lặp lại Không nhất quán và đa dạng
Dữ liệu Có thể đo lường và phân tích Không thể đo lường và khó theo dõi
Khách hàng Tự tìm đến với bạn Chủ động tìm kiếm khách hàng
Phương thức Thụ động Chủ động đưa thông điệp đến với khách hàng
Nguyên tắc Sử dụng kỹ thuật tiếp thị để thu hút khách hàng đến với thương hiệu Đẩy sản phẩm đến với khách hàng
Kết quả Nhận được những gì bạn muốn Nhận được những điều cần và không cần
Cách tiếp cận Lấy khách hàng làm trung tâm Tập trung vào sản phẩm và nhu cầu của doanh nghiệp
Mục tiêu Khách hàng tiềm năng Mọi đối tượng
Tương tác Hai chiều Một chiều
Kỹ thuật SEO, Blog, SMM (social media marketing), truyền miệng, PPC (quảng cáo có tính phí) Telesales, TV/Radio Ads, tờ rơi, áp phích, email marketing …
Nội dung Tăng thêm giá trị kiến thức Giải trí hoặc rất ít kiến thức
Công cụ Có sẵn công cụ phân tích Không có sẵn
Chi phí Thấp

Cao

3. Tại sao inbound marketing ngày càng phổ biến trong các chiến lược tiếp thị

Với 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google, hãy yên tâm rằng ở đâu đó khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng của bạn cũng đang tìm kiếm thứ gì đó. Các hoạt động inbound marketing có thể đưa bạn lên trang đầu tiên của thông tin tìm kiếm nếu như bạn có chiến lược tiếp thị hiệu quả. Vì vậy, inbound marketing đã nhanh chóng dẫn đầu xu hướng tiếp thị hiện nay.

Dưới đây là một số lợi ích giúp inbound marketing trở nên phổ biến hơn:

3.1. Inbound marketing giúp tối ưu hoá chi phí

Ngoài việc tiếp thị truyền thống không còn hiệu quả trong thời đại chuyển đổi số hiện nay thì outbound marketing tiêu tốn của doanh nghiệp nguồn ngân sách khổng lồ. Nó giống như việc đặt tất cả trứng vào trong một cái giỏ và rủi ro, đứt gãy ngân sách xảy ra bất cứ lúc nào chỉ vì tác động từ bên ngoài. Ví dụ điển hình cho việc này là sử dụng hình ảnh KOLs trên các ấn phẩm. Trường hợp đột nhiên, KOLs dính scandal, ngay lập tức và nếu thương hiệu không muốn bị tai tiếng, họ phải thay đổi toàn bộ hình ảnh đã in. Nếu tính đơn giản với chi phí 1 triệu đồng/hình ảnh thay đổi, có 1.000 địa điểm hình ảnh KOLs xuất hiện thì ngay lập tức doanh nghiệp phải tiêu tốn không dưới 1 tỷ đồng.

Với inbound marketing, bạn chỉ cần một cú nhấp chuột, mọi thứ sẽ vận hành nhanh chóng và đơn giản như những gì bạn muốn. Vì cách vận hành khác nhau cho nên chi phí cho inbound marketing sẽ tiết kiệm hơn nhiều lần outbound marketing, thời gian cũng nhanh hơn, thậm chí rủi ro cho thương hiệu được kiểm soát, hạn chế tốt hơn với các hình thức tiếp thị truyền thống.

3.2. Tạo lập và tăng lượng truy cập

SEO và content marketing là 2 trong số nhiều thành phần thiết yếu trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào. Kết hợp cả hai bạn sẽ có một lưu lượng truy cập có thể chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Bằng cách tối ưu hoá từ khoá liên quan với các nội dung tiếp thị chất lượng, bạn càng có nhiều cơ hội xếp hạng cho các từ khóa cụ thể trên các công cụ tìm kiếm như Google.

Khi có nhiều từ khóa của bạn nằm trên top tìm kiếm, bạn có thể nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn, khi đó, trang web của bạn sẽ được chú ý bởi khách hàng tiềm năng và chuyển hoá thành doanh thu đáng kể.

3.3. Xây dựng niềm tin

Theo VPN Mentor, hơn 53% người tiêu dùng thường tham khảo những đánh giá từ khách hàng cũ trước khi quyết định mua sắm. Niềm tin và sự tín nhiệm cao hơn khi bạn cho phép khách hàng tự tìm hiểu và tìm thấy bạn một cách tự nhiên. Inbound marketing tạo ra nội dung hữu ích và tận dụng bằng chứng xung quanh giúp giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.

3.4. Giúp xây dựng các mối quan hệ

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng chiến lược tiếp thị của họ để tạo ra doanh số bán hàng. Tất nhiên, đây là mục tiêu quan trọng của bất kỳ công ty nào, nhưng inbound marketing còn cho phép bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng của mình.

Thay vì chỉ tiếp xúc với khách hàng thông qua các quảng cáo, có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn bán phụ tùng xe ô tô, bạn có thể tạo ra những bài viết liên quan đến cơ chế hoạt động của sản phẩm hoặc các thông tin hướng dẫn bảo trì, thay thế bộ lọc không khí, dầu nhớt, bóng đèn, bánh xe,…

Tất nhiên, những thông tin bạn cung cấp sẽ phụ thuộc vào ngành nghề bạn đang kinh doanh và có thể cần thêm việc nghiên cứu chuyên sâu. Chỉ cần bạn cho khách hàng tiềm năng thấy được rằng, khách hàng khi đến với bạn, họ sẽ được giải đáp mọi thông tin họ cần.

Khác với outbound marketing, inbound có thể tạo ra lượng truy cập khủng
Khác với outbound marketing, inbound có thể tạo ra lượng truy cập khủng

Điều này có thể giúp khách truy cập trang website thấy bạn không chỉ là một công ty mà còn là một chuyên gia đáng tin cậy. Nhiều người trong số họ có thể đặt câu hỏi hay tương tác ngay trên các trang của doanh nghiệp. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thu thập thông tin, nhu cầu từ khách hàng. Tất nhiên, bạn phải đảm bảo trả lời chính xác và thuyết phục bất kỳ câu hỏi nào để giải quyết các mối quan tâm từ họ.

Ngoài ra, chăm sóc sau khi mua hàng bằng các chiến dịch như viết blog có thể giúp bạn duy trì mối quan hệ với khách hàng. Khi họ truy cập và thấy bạn thường xuyên cập nhật những bài viết trên blog, họ sẽ tin tưởng và có thể lặp lại việc mua hàng trong những lần tiếp theo.

3.5. Inbound marketing mang đến nhiều thông tin hơn

Có thể thấy rằng, lợi thế lớn nhất mà inbound marketing có được so với tiếp thị truyền thống là lượng thông tin phân tích khổng lồ mà nó cung cấp.

Với các chiến lược truyền thống, rất khó để đo lường kết quả của một chiến dịch cụ thể. Bạn có thể nhận thấy doanh số tăng lên trong một khoảng thời gian nhưng với nhiều quảng cáo được chạy cùng lúc thì bạn không biết quảng cáo nào đang tạo ra sự đột biến.

Một số doanh nghiệp cố gắng thay đổi bằng cách dùng nhiều tài khoản trên các thiết bị khác nhau cho các chiến dịch, tuy nó khắc phục được phần nào những tỷ lệ chính xác là không cao.

Mặt khác, inbound marketing cho phép bạn có được kết quả chính xác nhất trong từng chiến dịch hay toàn bộ chiến lược tiếp thị của bạn. Với công cụ như Google Analytics, bạn có thể xem thời gian trung bình mà độc giả truy cập website, họ đến từ đâu (công cụ tìm kiếm, mạng xã hội hoặc liên kết từ trang web khác) và các dữ liệu liên quan như tỷ lệ thoát trang, từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất,…

Thông tin này sẽ giúp bạn phân tích được từng các chiến dịch của mình hoạt động như thế nào và cho phép bạn đưa ra những quyết định thay đổi trong tương lai.

3.6. Dựa vào lưu lượng truy cập, tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Inbound marketing không chỉ tạo nhận thức về thương hiệu cho khách hàng mà nó còn mang đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng và lượng truy cập phù hợp. Với cách tiếp cận tới mục tiêu được xác định rõ ràng, bạn có thể thu hút những mục tiêu có khả năng quan tâm đến thương hiệu của bạn hơn.

Nếu là giải pháp outbound marketing, người tiếp cận nội dung quảng cáo sẽ rất nhiều, nhưng khách hàng thật sự có nhu cầu thì rất thấp. Trong khi đó, inbound marketing nhắm đến khách hàng thông qua dữ liệu truy cập, phân tích nhu cầu và đưa ra cho họ giải pháp phù hợp. Khi bạn tạo nội dung có liên quan đến đối tượng mục tiêu của mình, chẳng hạn như bài viết hướng dẫn và bài đăng trên blog về xu hướng của ngành, bạn có thể thu hút khách truy cập các chủ đề đó đến trang web mình một cách tự nhiên. Qua đó, tăng khả năng chuyển đổi khách hàng dễ dàng hơn.

Tất nhiên, không phải ai quan tâm đến ngành của bạn cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng, một số người chỉ đơn thuần muốn tìm kiếm thông tin. Mặc dù vậy, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng đối với nội dung trực tuyến cao hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống.

Việc có một giải pháp marketing phù hợp sẽ mang đến lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp, ngoài ra nó còn tiết kiệm chi phí, mang đến tệp khách hàng lớn với khả năng chuyển đổi cao.

Inbound marketing mang đến nhiều thông tin hơn
Inbound marketing mang đến nhiều thông tin hơn

4. Cách ứng dụng inbound marketing hiệu quả 

Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc thu hút khách hàng thì inbound marketing sẽ là “vị cứu tinh” cho thương hiệu. Cụ thể hơn, bạn có thể đa dạng hóa phương pháp tiếp cận như phát triển blog, website bằng cách tối ưu từ khoá, nội dung và hình ảnh của doanh nghiệp. Từ đó gây ấn tượng với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời phân tích các chiến dịch để đưa ra phương pháp hiệu quả trong tương lai.

Hiểu sâu về các hoạt động của inbound marketing có thể giúp bạn củng cố kế hoạch tiếp thị và có phạm vi tiếp cận tốt hơn. Dưới đây là các giai đoạn ứng dụng inbound marketing bạn có thể tham khảo.

4.1. Chiến lược thu hút

Để đến gần hơn với khách hàng của bạn bằng cách xuất bản các bài/post. Chẳng hạn như các bài viết mang lại giá trị trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ví dụ như các hướng dẫn về sản phẩm, thông tin về các giải pháp và feedback từ khách hàng, thậm chí là khuyến mãi và giảm giá.

Để thu hút khách hàng ở cấp độ cao hơn thì chiến lược SEO là phương pháp tốt nhất hiện nay. Khi chiến lược SEO thành công, trang web của bạn sẽ xuất hiện tự nhiên trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm và những người đang có nhu cầu thông tin sẽ trở thành khách hàng mục tiêu của bạn.

Ngoài ra, social media cũng là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Cũng giống như SEO, nó có thể giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Tìm hiểu nền tảng nào phù hợp và tạo ra chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội để chia sẻ và quảng bá nội dung một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ, Instagram Stories rất tuyệt vời để kể chuyện bằng hình ảnh, video và tạo sự tương tác “khủng”. Hay Starbucks là người đầu tiên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và ngày nay hình ảnh Starbucks mang đến ngày càng đẹp mắt. Nhưng ngoài giao diện, trang Facebook Starbucks còn đăng tải các bài về công việc, cuộc thi, …

Hoặc đơn giản là tạo ra những chiến dịch ý nghĩa mang tầm thương hiệu như Nike đã từng làm với Slogan mang tên “Just do it”, để cổ vũ mọi người hãy cứ tự tin làm điều mình muốn và chiến dịch này đã mang đến sự lan toả cực kỳ lớn, giúp Nike trong mắt mọi người không chỉ là bán giày mà còn là thương hiệu truyền cảm hứng, động lực.

Khi sử dụng các chiến lược thu hút, hãy đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp với khách hàng tiềm năng theo cách họ muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với bạn, hãy cung cấp thông tin có giá trị mà doanh nghiệp của bạn có thể mang đến cho họ.

4.2. Inbound marketing giúp chuyển đổi khách hàng từ lượng truy cập

Thu hút khách hàng là chưa đủ mà còn phải thúc đẩy mọi người hành động (call to action) bằng các biểu mẫu đăng ký hay nhận bản dùng thử, … để tạo cơ hội cơ hội tương tác với khách hàng. Từ đó, tăng cơ hội chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng và sau cùng là khách mua hàng.

4.3. Sử dụng marketing automation

Sử dụng tự động hoá tiếp thị và email để cung cấp thông tin phù hợp cho khách hàng đúng lúc đúng thời điểm. Ví dụ: Bạn có thể chia sẻ các đánh giá trải nghiệm của khách hàng trước đó với người đăng ký của mình, khuyến khích họ theo dõi trang thông tin xã hội của bạn.

Ngoài ra, sử dụng CRM (Customer relationship management) và phần mềm tự động hoá tiếp thị để quản lý khách hàng tiềm năng, tạo quy trình làm việc của email một cách tự động và xem thông tin chi tiết về mức độ tương tác của họ với doanh nghiệp. Tất cả những điều này có thể giúp bạn tương tác với khách hàng và tăng cơ hội chuyển đổi họ thành người mua hàng thực thụ.

4.4. Làm hài lòng khách hàng và duy trì sự trung thành với thương hiệu

Inbound marketing không chỉ có được khách hàng mà còn làm cho họ hài lòng đến mức giúp bạn quảng cáo miễn phí. Những đánh giá tuyệt vời của họ sẽ tạo ra những thông điệp tích cực và mục tiêu của giai đoạn này là thu hút thêm nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp, từ đó duy trì lòng trung thành của họ với thương hiệu của bạn.

Các giai đoạn ứng dụng inbound marketing trong chiến lược tiếp thị
Các giai đoạn ứng dụng inbound marketing trong chiến lược tiếp thị

5. Một số công cụ inbound marketing tốt nhất hiện nay

Các chiến lược inbound marketing có thể đem đến hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng để thực hiện nó một cách dễ dàng hơn, chúng tôi đã tổng hợp một số công cụ inbound marketing giúp bạn củng cố kế hoạch của mình.

HubSpot

Là một nền tảng tiếp thị không quá xa lạ gì với nhiều nước trên thế giới, HubSpot cho phép doanh nghiệp tự động hoá tiếp thị, call to action, tích hợp CRM và SEO trang web. Với độ bảo mật cao và khả năng phân dữ liệu tại cùng một vị trí, HubSpot xứng đáng là công cụ tốt nhất cho chiến lược inbound marketing hiện nay.

Jumplead

Là công cụ tự động hoá tiếp thị dựa trên đám mây, cho phép doanh nghiệp tương tác, chăm sóc khách hàng tiềm năng, nhận dạng khách truy cập và tích hợp WordPress. Jumplead có các tính năng tốt nhất với chi phí thấp, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Jumplead có thể theo dõi những thay đổi xảy ra trong vòng lặp mua bán hàng, mang lại lợi thế chuyển đổi khách hàng mục tiêu.

Marketo

Là công cụ tích hợp mạng xã hội và bên thứ ba, giúp bạn nhắm đúng khách hàng mục tiêu. Với tiềm năng như: nhập dữ liệu, tiếp thị đa kênh, quản lý và phân tích chiến dịch, … Marketo cho phép bạn tập trung vào khách hàng có nhu cầu và giải quyết vấn đề của họ, mang đến cho bạn cơ hội sở hữu một lượng lớn khách hàng chuyển đổi.

SEMrush

Là một trong những công cụ tốt nhất cho các chiến dịch SEO được nhiều doanh nghiệp yêu thích sử dụng. SEMrush có khả năng hiển thị trực tuyến thông qua tiếp thị nội dung, với đặc trưng cho phép doanh nghiệp nghiên cứu, phân tích liên kết sâu, lưu lượng truy cập, nghiên cứu từ khoá, … Thậm chí, SEMrush còn cho phép bạn tự động hoá báo cáo cho khách hàng.

Quora

Là một nền tảng khổng lồ, nơi mọi người có thể đặt ra câu hỏi và nhận được phản hồi từ khách hàng. Nó có thể là về một chủ đề, sản phẩm, dịch vụ cụ thể hoặc bất kỳ điều gì mà doanh nghiệp của bạn cần tập trung vào. Với những đặc trưng như đăng bài đánh giá, lôi cuốn khách hàng, thể hiện kiến thức chuyên môn, … Quora hướng đến mục tiêu cụ thể bằng những câu hỏi và câu trả lời có thể giúp ích cho các quyết định của người mua.

Ngoài ra còn nhiều công cụ hỗ trợ khác như Pardot, AdRoll, Hotjar, CoSchedule, ClickMeeting, … đều có thể hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp của bạn trong phương pháp inbound marketing. Các công cụ hỗ trợ nếu được sử dụng hợp lý sẽ giúp cho bạn đạt kết quả tốt nhất với sự phát triển của doanh nghiệp.

Mặc dù có rất nhiều cách tạo chiến dịch inbound marketing khác nhau, nhưng nếu muốn ứng dụng nó một cách hiệu quả, bạn cần phải có một chiến lược phù hợp. Tạo inbound marketing liên quan đến việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để đem đến nội dung phù hợp với mong muốn. Từ đó làm tăng khả năng hiển thị và uy tín của thương hiệu.

MyAd là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực tiếp thị tăng trưởng tích hợp tất cả các công cụ đo lường, xác định hành vi và hiểu rõ từng trải nghiệm của khách hàng trên các phương tiện truyền thông của khách hàng thông qua mối quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác cung cấp nền tảng đo lường hàng đầu hiện nay. Nhờ sự hợp tác này mà sức mạnh từ các chiến dịch inbound marketing nói riêng và tiếp thị tăng trưởng nói chung trở nên “khó cưỡng lại” đối với bất cứ đối thủ nào.

Sự khác biệt trong cách làm của MyAd là chúng tôi liên tục theo dõi, thay đổi (nếu cần) từng nội dung truyền thông để phù hợp với mong muốn và mục tiêu của từng doanh nghiệp đang hướng tới. Trên hết, tất cả nỗ lực sau mỗi chiến dịch đều được MyAd minh bạch bằng các số liệu thực tế, khách quan và với đa số khách hàng của Chúng tôi, từng con số thay đổi đều mang đến doanh thu theo hướng tốt hơn, bền vững hơn.

Như vậy, bài viết trên đã mang đến cái nhìn tổng quan về inbound marketing và cách để ứng dụng nó hiệu quả trong thực tế. Đã đến lúc mọi người, mọi nhà cùng tham gia hành trình chuyển đối số trong marketing – cùng tư thế nói không với tiếp thị kiểu chèn ép. Hãy để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp theo một cách tự nhiên, bằng những chiến lược khôn ngoan và hiệu quả nhất thông qua các hoạt động inbound marketing.

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp của bạn chưa sẵn sàng cho các hoạt động tiếp thị thu hút khách hàng (inbound marketing) thì giải pháp thuê ngoài nên được cân nhắc. Outsourcing không làm mất đi các bí mật kinh doanh, ngược lại nó đem đến doanh thu thông qua các cam kết cụ thể với đối tác được lựa chọn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *